Răng sữa là chiếc răng được mọc ở những trẻ nhỏ và nó còn được gọi với tên khác đó chính là răng nguyên thủy. Chiếc răng này sẽ chỉ mọc tạm thời rồi sau đó đến một độ tuổi nhất định nó sẽ rụng đi và thay thế bằng răng vĩnh viễn. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về răng sữa có tác dụng gì và những lưu ý khi chăm sóc răng sữa dành cho trẻ nhỏ.
Răng sữa là gì?
Răng sữa chính là chiếc răng được mọc trong thời kỳ mà trẻ còn đang bú mẹ. Đây chính là bộ răng tồn tại trong giai đoạn tăng trưởng cũng như là phát triển quan trọng nhất của một đứa trẻ. Đồng thời nó cũng chính là bộ răng đầu tiên trong quá trình phát triển dành cho bé.
Trên thực tế thì răng sữa bắt đầu được hình thành ngay từ trong giai đoạn phôi thai của thai kỳ. Tức là khoảng từ 8 đến tuần thứ 12 của bào thai là đã có thể hình thành mầm răng sữa rồi đó. Sau đó chất men sẽ được lắng đọng và ngà từ 4 cho đến 6 tháng sau khi sinh.
Thông thường, khi trẻ bước vào từ tháng thứ 5 trở đi thì trẻ sẽ có răng sữa. Trước khi trẻ 3 tuổi là toàn bộ răng này sẽ được mọc. Một bộ răng sữa hoàn chỉnh sẽ có khoảng 20 chiếc răng sữa với 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Răng sẽ được mọc tuần tự theo thứ tự răng cửa trước rồi tới răng hàm, răng nanh và cuối cùng là răng ở hàm trong.
Răng sữa sẽ tồn tại cho đến khi bé được 5- 6 tuổi thì sẽ lung lay và sau đó thay răng mới hoàn toàn. Tuy nhiên cũng có trường hợp răng mọc sớm hoặc mọc muộn hơn.
Răng sữa có tác dụng gì?
Dưới đây là những tác dụng của răng sữa:
-Răng sữa giúp tiêu hóa thức ăn: Sau khi sinh ra được khoảng 6 tháng trẻ em sẽ bắt đầu việc bổ sung các loại thức ăn cứng và khó tiêu hơn nhiều.
-Giúp cho răng trưởng thành và răng mọc đều hơn: Thông thường khi một chiếc răng sữa mọc lên và đứng trên cung hàm sau vài năm thì chân răng này của nó sẽ tiêu dần để có thể nhường chỗ được cho mầm răng trưởng thành được trồi lên. Trong trường hợp răng sữa bị hỏng và cần phải nhổ sớm thì mầm răng trưởng thành bên dưới chưa kịp mọc lên khiến cho mầm trưởng thành sẽ khó khăn hơn và bị mọc chậm, mọc lệch lạc.
-Giúp xương hàm phát triển: Nhờ có răng mà bé có thể sẽ nhai, căn thức ăn một cách bình thường. Hoạt động này nhằm phát triển cơ hàm bình thường hơn.
-Giúp trẻ phát âm: Trong trường hợp những răng sữa bị hỏng và phải nhổ thì trẻ rất có thể sẽ bị nói ngọng nhiều.
Khi nào nên nhổ răng sữa cho bé
Sau khi đã biết được răng sữa là gì thì các mẹ cũng nên quan tâm tới thời điểm nhổ răng. Khi trẻ đến tuổi thay răng thì chân răng sẽ tiêu biến và răng sữa dần rụng đi. Trong trường hợp răng bé theo đúng tiến trình này thì không sao. Tuy nhiên trong một số trường hợp răng bé không thay răng như bình thường thì răng sữa cần phải nhổ để ngăn chặn và tránh răng vĩnh viễn mọc lệch. Dưới đây là các trường hợp.
-Răng bị đau, nhức kéo dài nhiều ngày.
-Phần chân răng, kẽ răng bị nhiễm trùng.
-Phần răng sữa bị hư tủy và sẽ ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn nếu không nhổ.
Để đảm bảo được quá trình chăm sóc răng miệng một cách tối đa thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. Điều này sẽ tốt cho sức khỏe của bé hơn. Đồng thời nó cũng giúp phát hiện và ngăn chặn các vấn đề liên quan tới răng miệng.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc răng sữa dành cho trẻ
-Nếu như bé vẫn còn nhỏ và chưa có răng hoặc mới mọc răng, chưa biết cách vệ sinh thì bố mẹ cần phải hướng dẫn trẻ súc miệng và làm sạch khoang miệng bằng gạc mềm.
-Khi bé biết nhổ và không nuốt kem đánh răng thì cần phải bắt đầu tập cho bé đánh răng. Thông thường sẽ là lúc trẻ được 3 tuổi.
-Nên chọn bàn chải có lông mềm với cấu trúc và kích cỡ phù hợp.
-Nên chọn kem đánh răng dành cho bé và đảm bảo không cay, có mùi thơm.
-Giữ vệ sinh cho bé khi bé ăn đêm: Cần súc miệng bằng nước lọc để tránh sâu răng và tránh lượng đường lên men, làm hư răng.
-Chú ý đến trẻ để tránh tình trạng mút tay hay ngậm vú giả. Đây là một thói quen cực kỳ xấu.
Trên đây là chia sẻ về răng sữa có tác dụng gì và những thông tin xoay quanh răng sữa. Liên hệ ngay nha khoa Sài Gòn B.H nếu bạn đang có nhu cầu kiểm tra răng miệng cho bé.