Những việc ba mẹ cần lưu ý để tránh tình trạng răng hô, răng mọc lệch ở trẻ

Ngày đăng: 02/03/2021 Chia sẽ bởi: Ngoc Lam Chuyên mục: kiến thức Lượt xem: 385 lượt

Tình trạng răng hô, răng thưa, răng lệch hiện nay không hiếm gặp ở trẻ. Những hiện trạng này gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng cho trẻ, mang đến nguy cơ mắc nhiều bệnh lý răng miệng. Bên cạnh đó còn khiến trẻ thấy tự ti trong quá trình dần lớn lên. Các vấn đề răng miệng này của trẻ bắt nguồn từ các thói quen xấu mà ba mẹ chưa lưu tâm trong quá trình trẻ từ sơ sinh đến khi thay răng hoàn chỉnh. 

Những thói quen xấu khiến trẻ bị răng hô, răng mọc lệch

Bú bình, ngậm ti giả thường xuyên trong thời gian dài

Việc ngậm ti giả và bú bình cho trẻ nhỏ đang được nhiều bà mẹ sử dụng, tuy nhiên nếu cai ti giả trước 18 tháng và cai bú bình trước 2 tuổi sẽ không có ảnh hưởng nhiều đến xương hàm của trẻ. Nhưng thói quen này được kéo dài hơn, cho đến khi trẻ thay răng thì chắc chắn sẽ mang đến những hệ quả xấu khi trẻ mọc răng trưởng thành.  Vì ở lứa tuổi này răng và xương hàm chưa hoàn toàn cứng chắc, bất kỳ tác động nào lâu dài, dù nhẹ cũng có thể ảnh hưởng đến hình dạng, kích thước và vị trí mọc răng. 

Bú bình và ngậm ti giả thường xuyên, răng trẻ dễ phát triển theo xu hướng đẩy về phía trước, mất cân đối giữa hai hàm dẫn đến sai khớp cắn, hô hàm hoặc hô răng. 

Thói quen mút tay, đẩy lưỡi

Khi thấy trẻ thường xuyên có thói quen này ba mẹ nên hướng dẫn ngăn chặn trẻ thực hiện nó. Khi trẻ mút tay vô tình tạo lực đẩy răng và cả hàm về phía trước. Trẻ mút tay thường xuyên ngoài vấn đề vệ sinh còn tiềm ẩn nguy cơ hô hàm, vẩu răng hoặc sai lệch khớp cắn.

Tật đẩy lưỡi cũng tương tự. Trẻ có thói quen đẩy lưỡi sẽ thường tạo ra lực tác động làm cho những chiếc răng mới mọc chưa được cố định chắc chắn trên cung hàm có xu hướng hô hoặc vẩu ra nhiều hơn so với người lớn. 

Chải răng không đúng cách

Ngay khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên ba mẹ cần bắt đầu vệ sinh răng miệng, dùng rơ lưỡi cuốn vào ngón tay chà thật nhẹ nhàng. Nếu quá trình vệ sinh răng sữa cho con sử dụng lực quá mạnh cũng làm ảnh hưởng đến hướng răng mọc, có thể gây ra tình trạng răng mọc lệch lạc. 

Khi trẻ tự biết vệ sinh răng, nếu chà răng quá mạnh có thể ảnh hưởng đến men răng và nếu chải răng ngang thường xuyên có thể làm răng mới thay bị xô lệch. 

Đối với tất cả các hành vi, thói quen vệ sinh răng miệng đúng của trẻ đều phụ thuộc vào sự hướng dẫn của ba mẹ. Chính vì vậy để giảm thiểu các nguy cơ này ngay từ khi trẻ mới sinh các bậc phụ huynh trẻ đã cần lưu ý đến vấn đề này cho trẻ. 

Thói quen tay chống cằm và ăn nhai một bên

Rất nhiều trẻ có thói quen chống cằm khi ngồi chơi, hoặc ngồi học. Thói quen chỉ ăn nhai một bên hàm cũng xuất hiện ở nhiều trẻ. Tất cả những thói quen này vô tình tạo nên sự mất cân đối giữa hai bên hàm, làm răng bị lệch. 

Ngoài ra thói quen thường xuyên chống cằm có thể khiến trẻ sau khi lớn lên bị móm. 

Tự nhổ răng cho trẻ

Rất nhiều bậc phụ huynh tự nhổ răng cho trẻ tại nhà khi trẻ bước vào giai đoạn thay răng sữa sang răng vĩnh viễn. Thói quen này tiềm ẩn nhiều nguy cơ như chảy máu kéo dài, nhiễm trùng, không nhổ hết toàn bộ răng khiến răng trẻ bị lệch, mọc chen chúc, mọc không đúng vị trí ổ răng… Với trường hợp này nên đưa trẻ đến nha khoa để nhổ răng là việc nên làm nhất. 

Chưa ý thức được sự quan trọng của việc khám răng định kỳ cho trẻ

Trẻ 6-12 tuổi là thời điểm thay từ răng sữa lên răng vĩnh viễn, cũng là thời điểm nhạy cảm của răng và xương hàm. Bất kỳ tác động nào hoặc sự dịch chuyển của chiếc răng mọc trước cũng có thể ảnh hưởng đến các răng kế cận. 

Sự ảnh hưởng ở đây là răng xô lệch, nhấp nhô, không đều, sẽ rất mất thời gian để điều chỉnh sau này khi bé lớn hơn. Cần lên kế hoạch kiểm tra răng định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần, đảm bảo sức khỏe răng miệng, khắc phục các vấn đề về răng kịp thời cho bé.

Không thực hiện chỉnh nha sớm cho trẻ khi mắc các chứng răng hô, răng lệch

Thời điểm vàng để chỉnh nha cho các trẻ mắc bệnh lý răng hô, răng mọc lệch, răng thưa là từ 6-12 tuổi. Lúc này xương hàm và răng chưa trẻ còn chưa ổn định nên có thể dễ dàng điều chỉnh để các răng sau mọc đúng vị trí hơn. 

Nhiều phụ huynh nghĩ việc chỉnh nha hay niềng răng sau khi trẻ mọc răng đầy đủ, nhưng ở giai đoạn đó đã là muộn, cung hàm đã cứng chắc, việc chỉnh nha sẽ khó khăn hơn và tốn thời gian hơn. 

Răng hô, răng thưa mọc lệch của trẻ phần lớn xuất phát từ sự chủ quan của phụ huynh. Để giảm thiểu vấn đề này, bạn cần có kế hoạch quan tâm đến sức khỏe răng miệng của trẻ ngay khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên. 

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 1800 1015 hoặc trực tiếp đưa trẻ đến các chi nhánh của Nha khoa Sài Gòn B.H để được thăm khám và tư vấn. 

 

Bài viết liên quan