Viêm tủy răng khiến người bệnh đau nhức, khó chịu. Và khi không điều trị dứt điểm viêm tủy bệnh nhân có khả năng bị mất răng thật, hơn nữa bệnh lý viêm tủy răng không xuất hiện riêng ở bất kỳ lứa tuổi nào, mà cả trẻ em lẫn người trưởng thành đều có nguy cơ bị viêm tủy răng.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp khái niệm chữa tủy răng là gì, các bước chữa bệnh viêm tủy răng và nên phòng tránh bệnh lý này bằng cách nào.
Chữa tủy răng là gì?
Chữa tủy hay còn gọi là điều trị nội nha là cách thức can thiệp hàng đầu trong các trường hợp bị viêm tủy răng.
Đây là một quy trình lần lượt từng bước nhằm mục đích giúp lấy sạch phần tủy răng bị viêm nhiễm, tổn thương bên trong khoang tủy. Sau đó, ống chứa tủy sẽ được vệ sinh, trám kín lại và phục hồi răng. Chỉ khi làm được như vậy, ổ viêm nhiễm mới được giải quyết trọn vẹn và chấm dứt cơn đau đớn cho người bệnh.
Viêm tủy răng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Các dấu hiệu nhận biết mức độ viêm tủy như:
Viêm tủy phục hồi: Là giai đoạn sớm nhất của viêm tủy; khi có cơn đau nhẹ cùng với cảm giác ê buốt răng khi gặp nóng lạnh.
Viêm tủy mãn tính: Là khi có các cơn đau dai dẳng nhất là vào buổi sáng sớm và khi về đêm, mỗi cử động của răng đều làm gia tăng cơn đau.
Viêm tủy cấp tính: Là khi có những cơn đau dữ dội, nhất là khi nhai trúng chỗ răng đau hay ăn uống đồ nóng lạnh.
Tủy hoại tử: Là tình trạng chết tủy, không gây ra đau đớn và sẽ chuyển dần sang viêm chóp răng (làm mủ, áp-xe và gây lỗ rò ra nướu).
Các bước chữa tủy răng
Việc tìm hiểu kỹ các bước chữa tủy răng giúp bệnh nhân có cái nhìn khách quan, bình tĩnh hơn, phối hợp tốt hơn với quy trình chữa trị được các bác sĩ chỉ định cho trường hợp mỗi cá nhân. Bên cạnh đó hiểu rõ quy trình giúp bệnh nhân xác định chuẩn bị thời gian tốt hơn, để việc điều trị diễn ra thuận lợi, suôn sẻ.
B1: Thăm khám
Chụp X- quang thăm khám hiện trạng ống tủy của răng để đưa ra các đánh giá tổng quan kết luận được phương pháp điều trị thích hợp nhất.
B2: Lấy tủy răng
Việc điều trị thành công hay thất bại là ở bước này. Nếu tủy răng đã chết nha sĩ sẽ tiến hành lấy tủy ngay, nếu tủy răng còn sống phải tiến hành gây tê mới thực hành lấy tủy. Nếu bệnh nhân đang mang thai, gặp bệnh lý viêm tủy chân răng gây đau nhức không được phép lấy tủy thì tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ thị phương án phù hợp nhất.
B3: Trám bít ống tủy
Khi lấy tủy xong bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật trám bít ống tủy, sau khi xong sẽ tiến hành chụp X-quang kiểm tra lại, nếu việc lấy tủy, trám bít ống tủy đạt yêu cầu thì coi như đã đạt 90% quá trình điều trị.
B4: Tái khám theo lịch hẹn của nha sĩ
Cần làm gì để tránh viêm tủy chân răng
Viêm tủy chân răng phần lớn bắt nguồn từ việc sâu răng, để tránh hiện tượng này cần vệ sinh sạch sẽ răng miệng 3 lần/ ngày, thường xuyên sát khuẩn răng miệng bằng nước muối, chú ý về chế độ ăn uống bảo vệ men răng như không ăn đồ quá nóng, quá lạnh, không nên ăn đồ quá dai quá cứng.
Để biết nhiều thông tin hơn về việc chữa tủy răng là gì bạn vui lòng liên hệ hotline 1800 1015 hoặc trực tiếp đến các chi nhánh gần nhất của Nha khoa Sài Gòn B.H để được thăm khám và tư vấn cụ thể.